Nhắc tới đặc sản của tỉnh Bắc Giang người ta nghĩ ngay đến Mì Chũ. Với người dân nơi đây, Mì Chũ là niềm tự hào, món ăn thôn quê này đã trở nên phổ biến trong bữa ăn gia đình cũng như trong các nhà hàng cao cấp.
Những ai đã từng được thưởng thức một lần chắc hẳn sẽ không thể quên cái mầu đục đục của gạo nguyên chất, vị ngọt ngọt, bùi bùi, dai dai của gạo Bao Thai Hồng, một giống lúa dài ngày được trồng trên các chân ruộng cao ở vùng đất đồi trung du, có thân cây cao, chịu được gió bão sương sa, có cái vị đậm đà, dẻo dai vượt xa gạo của vùng đồng bằng.
Được sản xuất từ làng nghề Thủ Dương, Nam Dương, trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối, mỳ Chũ đã trở thành đặc sản mang hương vị quê nhà không thể quên được của mỗi người con đất Bắc khi đi xa.
Mỳ Chũ được chế biến từ hạt gạo Bao Thai Hồng trồng trên vùng đất đồi Chũ. Có lẽ chính vì những cây lúa chắt chiu dinh dưỡng rồi hình thành bông từ mảnh đất đồi sỏi đá, cằn cỗi nơi đây, mà sợi mỳ Chũ mang một hương vị không thể nào lẫn được; từng sợi mỳ mang lại cảm giác dẻo dai, đậm đà, ngọt bùi nơi đầu lưỡi.
Để có được sợi mỳ mượt mà và dẻo dai như lá mạ, người thợ gia truyền phải đổ rất nhiều mồ hôi công sức. Gạo đem về nhặt, đãi, vo sạch, cho vào ngâm chừng sáu đến tám tiếng. Tiếp đến, được xay ra thành bột bằng cối đá để có được thứ bột deo dẻo, sanh sánh. Bột ấy được đem ra lọc đi lọc lại nhiều lần rồi ủ qua một đêm. Từ sáng, người làm mỳ chũ đã phải dậy để đem bột ra tráng thành bánh để kịp phơi cho được nắng. Một mẻ bánh thường có ít nhất ba người chung tay góp sức, mỗi người thạo một khâu riêng, người tráng bánh lo cho bánh chín đúng độ, người cắt bánh lo sao cho đều, người đem phơi, đem ủ và thái thành những sợi mì đều đặn… Ngay cả việc cuộn và bó làm sao cho các sợi mì sóng đều, mượt và có hoa văn đẹp như búi tóc của người thiếu nữ cũng là cả một nghệ thuật mà không phải người làm mì nào cũng thực hiện được.
Có thể nói, những ai đã từng được thưởng thức Mỳ Chũ một lần chắc hẳn sẽ không quên màu trắng sữa, vị ngọt của gạo bao thai, giống lúa chất lượng cao nhất được trồng trên các chân ruộng cao ở vùng đất đồi, chịu được gió bão sương sa. Mỳ Chũ chính là sự hoà quyện giữa gạo quê và nguồn nước trong lành của vùng núi đồi sông Lục, cùng với đôi bàn tay nghệ nhân làng nghề để làm nên đặc sản của một miền quê.
Có thể nói, những ai đã từng được thưởng thức Mỳ Chũ một lần chắc hẳn sẽ không quên màu trắng sữa, vị ngọt của gạo bao thai, giống lúa chất lượng cao nhất được trồng trên các chân ruộng cao ở vùng đất đồi, chịu được gió bão sương sa. Mỳ Chũ chính là sự hoà quyện giữa gạo quê và nguồn nước trong lành của vùng núi đồi sông Lục, cùng với đôi bàn tay nghệ nhân làng nghề để làm nên đặc sản của một miền quê.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét