Nấu cỗ Thu Hương - Hotline: 0936.53.53.89

Nhiều Món ngon đặc sắc - Giá cả hợp lý

Salad Nga

Món ăn khai vị được thực khách yêu thích

Gà nướng mật ong

Món ăn mang nét đặc trưng của nhà hàng

Cá nướng than hoa

Món ăn nhậu không thể thiếu được của đấng mày râu

Hải sản đủ món

Từ cá song, cá tầm, cá trình, tôm, ghẹ, bề bề, baba, sâm cầm...

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Vải thiều Lục Ngạn đặc sản nổi tiếng cả nước

Vào khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7 Lục Ngạn trở nên đông đúc, nhộn nhịp lạ thường bởi vải thiều đã vào mùa thu hoạch.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Cua da đặc sản bắc giang

Cua Da đặc sản khó quên Bắc Giang

Vào những ngày này gió heo may về bạn tới với Yên Dũng thế nào bạn cũng sẽ được chiêu đãi một trong những món ngon và hiếm bởi lòng hiếu khách của người dân nơi đây được chế biến từ Cua Da.

  

Đây là một loài cua sông to gần bằng con ghẹ sống trong các ghềnh đá ở đoạn sông Cầu, loài cua này rất đặc biệt ở chỗ chỉ xuất hiện và khoảng đầu Đông trong thời gian khoảng 2 tháng (tháng 9 và tháng 10 âm lịch) hàng năm, về hình thức cơ bản trông giống loài cua đồng, nhưng chân dài, mình to gấp ba, bốn lần cua đồng và mang một số đặc điểm khác biệt với họ nhà cua. Đó là hai càng của giống cua này có hai lớp lông như rêu bám vào, yếm cua cũng có lớp diềm rêu điệu đà. Chính cái lớp lông rêu này đã khiến nhiều người băn khoăn về tên gọi của loài cua này là: “Cua Da, Cua Da hay là Cua Gia?”. 

Cua Da có thể được chế biến thành nhiều món và người dân ở đây thường chế biến những món phổ biến như: Cua hấp bia, cua rang muối, cua chiên, cua giã nấu canh… Nhưng ăn cua da ngon nhất và đơn giản nhất là đem hấp bia. Bỏ cua vào thùng, xả nước và xóc mạnh cho sạch. Mỗi con cua to nặng từ 100g-200g, xếp vào nồi, rắc thêm chút bột canh, bỏ thêm xả, gừng, rót bia xâm xấp mình cua, đặt lên bếp. Để lửa thật nhỏ, đun li ti cho đến khi bia sôi lăn tăn thì bật lửa to cho sôi bồng lên là bắc ra. Lửa nhỏ để giữ cho càng và chân không bị rụng, đồng thời để gia vị ngấm, khử mùi tanh. Khi cua chín có màu vàng cam rất hấp dẫn. Thịt cua ngọt, lớp vỏ ở chân và càng cua khá mềm, khi ăn không cần dùng đến kẹp như cua hay ghẹ biển. Ăn cua da chấm bột canh pha mù tạt kèm nửa quả chanh vắt vào thì không gì thú vị bằng. 

Đây là một món ăn khá là hiếm và tương đối là đắt nên không phải ai cũng có thể ăn được, bởi nó chỉ xuất hiện theo mùa còn những mùa khác thì rất ít khi bắt được nó.

Gỏi cá mè Hiệp Hòa mê mẩn mọi người

Từ nhiều đời nay, người dân ven sông Cầu của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang luôn tâm đắc với món đặc sản dân dã mà không kém phần hấp dẫn làm mê mẩn cả những thực khách “kén” ăn nhất đó chính là món gỏi cá mè.

 

Món gỏi cá mè dân dã đậm chất quê của Hiệp Hòa đã trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng trong cả nước được nhiều thực khách tìm đến thưởng thức.
Món gỏi cá mè được chế biến khá công phu, phải là những người có kinh nghiệm và sành ăn mới có thể chế biến thành công.
Cá dùng để làm gỏi phải là cá còn sống, được nuôi ở ao cát có nguồn nước ra nước vào thường xuyên. Chọn cá có trọng lượng từ 700-800g là có thể dùng làm gỏi được. Nếu nhỏ quá thịt nhão, to hơn sẽ bị béo không còn ngon thịt nữa.
Trước hết, bắt cá về rửa sạch, đánh vẩy sạch sẽ, dùng rơm hoặc lá tre khô hay giấy bản lau khô con cá. Mổ cá dọc theo sống lưng, moi ruột, cắt đầu, vây, đuôi, róc xương; để riêng những thứ này dùng chế biến nước chấm.
Nếu cẩn thận, có thể cho phần thịt cá đã róc xương vào ngâm trong rượu trắng khoảng 400 trong vòng 2 đến 3 phút. Sau đó, bỏ ra cho ráo rượu, dùng giấy bản sạch thấm khô, dùng nhíp rút hết các xương dăm của cá sau đó dùng giấy thấm gói cá ủ vào trong gạo khoảng 2-3 tiếng thì đem ra thái. Khi thái cá phải dùng dao thật sắc, thái vát để tạo thành từng miếng to, mỏng. Thái từ trong ra, đến phần da cá thì để lại. Cá thái trộn đều với bột riềng và bột đỗ tương rang, xay thành thính, dùng giấy cứng bọc kín để riềng thẩm thấu vào cá.
Để có một bữa gỏi cá bảo đảm chất lượng, ngoài việc chủ động chuẩn bị được những con cá tươi sống còn phải tìm các loại gia vị. Trong đó, các gia vị phải chuẩn bị là: riềng, mẻ, bánh đa nem, chuối xanh, khế chua, thịt ba chỉ, lạc, vừng, đỗ tương, nước mắm, mì chính, lá thơm.
Riêng lá thơm phải chuẩn bị trên dưới 10 loại lá gồm: Là nhội, lá sung, lá lộc vừng, lá mơ lông, lá vọng cách, lá đài bi, lá rấp cá, tía tô, kinh giới, mùi tàu, lá ổi, lá sắn thuyền, lá đinh lăng…Các loại lá có thể thái nhỏ, trộn đều, cũng có thể để nguyên để người ăn có thể chọn loại lá hợp sở thích, chú ý lá phải khô.
Để làm nên thành công cho món gỏi cá không chỉ ở cách chế biến mà còn ở khâu pha chế nước chấm (hay còn gọi là hạt). Hạt được chế biến rất công phu với nguyên liệu chủ yếu là đầu và gan cá, thịt ba chỉ, trứng vịt và các gia vị như hành, tỏi khô, mẻ, mắm, muối, mì chính, đường, tiêu, ớt ...
Đầu và gan cá được băm nhỏ cùng với thịt ba chỉ rồi ướp với mẻ và các gia vị nói trên cho mỡ lợn hoặc dầu ăn vào xoong đun sôi để phi thơm hành, tỏi, cho hỗn hợp trên vào xào qua rồi cho thêm vào một ít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 - 20 phút. Trứng vịt đập vào bát, đánh tan cho vào nồi khuấy đều, nêm thêm muối và bột ngọt cho vừa ăn là được.
Làm ra gỏi cá đã một công phu, nhưng thưởng thức gỏi cá còn là cả một nghệ thuật. Thực khách dùng thìa san một ít hạt vào bát của mình, có thể dùng bánh đa nem hoặc trực tiếp dùng lá nhội, lá lộc vừng, lá sung, lá vọng cách để gói. Đặt miếng cá vào giữa rồi cuộn lại, chấm vào hạt rồi đưa lên miệng nhai…
Vị ngọt thơm của cá gỏi, mằn mặn, cay cay, beo béo của hạt hòa quyện với mùi vị của các loại rau thơm, cộng thêm một chén rượu gạo làng Vân nồng đượm hồn quê, trong phút lâng lâng chắc thực khách sẽ tự mỉm cười và cảm ơn cuộc đời lại có một món ăn lạ lùng và kỳ thú đến như vậy.

Mỳ Chũ Lục Ngạn niềm tự hào của Bắc Giang

Nhắc tới đặc sản của tỉnh Bắc Giang người ta nghĩ ngay đến Mì Chũ. Với người dân nơi đây, Mì Chũ là niềm tự hào, món ăn thôn quê này đã trở nên phổ biến trong bữa ăn gia đình cũng như trong các nhà hàng cao cấp.
  
 

Những ai đã từng được thưởng thức một lần chắc hẳn sẽ không thể quên cái mầu đục đục của gạo nguyên chất, vị ngọt ngọt, bùi bùi, dai dai của gạo Bao Thai Hồng, một giống lúa dài ngày được trồng trên các chân ruộng cao ở vùng đất đồi trung du, có thân cây cao, chịu được gió bão sương sa, có cái vị đậm đà, dẻo dai vượt xa gạo của vùng đồng bằng.

Được sản xuất từ làng nghề Thủ Dương, Nam Dương, trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối, mỳ Chũ đã trở thành đặc sản mang hương vị quê nhà không thể quên được của mỗi người con đất Bắc khi đi xa.
Mỳ Chũ được chế biến từ hạt gạo Bao Thai Hồng trồng trên vùng đất đồi Chũ. Có lẽ chính vì những cây lúa chắt chiu dinh dưỡng rồi hình thành bông từ mảnh đất đồi sỏi đá, cằn cỗi nơi đây, mà sợi mỳ Chũ mang một hương vị không thể nào lẫn được; từng sợi mỳ mang lại cảm giác dẻo dai, đậm đà, ngọt bùi nơi đầu lưỡi.

Để có được sợi mỳ mượt mà và dẻo dai như lá mạ, người thợ gia truyền phải đổ rất nhiều mồ hôi công sức. Gạo đem về nhặt, đãi, vo sạch, cho vào ngâm chừng sáu đến tám tiếng. Tiếp đến, được xay ra thành bột bằng cối đá để có được thứ bột deo dẻo, sanh sánh. Bột ấy được đem ra lọc đi lọc lại nhiều lần rồi ủ qua một đêm. Từ sáng, người làm mỳ chũ đã phải dậy để đem bột ra tráng thành bánh để kịp phơi cho được nắng. Một mẻ bánh thường có ít nhất ba người chung tay góp sức, mỗi người thạo một khâu riêng, người tráng bánh lo cho bánh chín đúng độ, người cắt bánh lo sao cho đều, người đem phơi, đem ủ và thái thành những sợi mì đều đặn… Ngay cả việc cuộn và bó làm sao cho các sợi mì sóng đều, mượt và có hoa văn đẹp như búi tóc của người thiếu nữ cũng là cả một nghệ thuật mà không phải người làm mì nào cũng thực hiện được.
Có thể nói, những ai đã từng được thưởng thức Mỳ Chũ một lần chắc hẳn sẽ không quên màu trắng sữa, vị ngọt của gạo bao thai, giống lúa chất lượng cao nhất được trồng trên các chân ruộng cao ở vùng đất đồi, chịu được gió bão sương sa. Mỳ Chũ chính là sự hoà quyện giữa gạo quê và nguồn nước trong lành của vùng núi đồi sông Lục, cùng với đôi bàn tay nghệ nhân làng nghề để làm nên đặc sản của một miền quê.

Nham Vân Xuyên có đặc trưng thơm, bùi và béo ngậy chính vì vậy mà nó đã thu hút được không biết bao nhiêu thực khách tới đây mà nếu đã từng được thưởng thức thì không bao giờ quên được. Tuy là một món ăn dân dã nhưng nó cũng đã trở thành đặc sản nổi tiếng khắp vùng của người làng Vân Xuyên, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa.

 

Để làm được món này thì nguyên liệu chính của nó bào gồm: Trám đen nấu bỏ hạt lấy cùi; thịt ba chỉ áp chảo thái chỉ; thịt cá chép (phải là cá đánh bắt từ sông Cầu) nướng (rán) giòn. Ba thứ đó theo tỉ lệ 1:1:1, đem trộn với một số gia vị khác như lạc rang, quả núc nác nướng, rau thơm, khế chua, nêm mắm muối vừa đủ.
Cách làm như sau: Trám đen; thịt ba chỉ áp chảo thái chỉ; cá chép nướng (rán) giòn gỡ xương lấy thịt, rau mùi gai, húng quế, tía tô khế chua thái nhỏ, đặc biệt không thể thiếu lá gừng tươi và lá hẹ.
Là người con của đất Hiệp Hòa khi đi xa nhưng chẳng ai không đau đáu trong tiềm thức của mình hình ảnh xum vầy của gia đình bên mâm cơm và đặc biệt ấn tượng không khí gia đình, bạn bè ngồi quây quần bên mâm cỗ quê, thưởng thức món Nham, hòa quện với chén rượu cay cay, thơm nồng gạo mới làm nên phong vị hồn quê khó quên.

Nếu có dịp về nơi đây du khách không chỉ nhận được sự đón tiếp nồng ấm, chân thành của người Hiệp Hòa hiếu khách mà còn được thưởng thức biết bao sản vật, nhưng hãy nhớ, xin đừng bỏ bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn dân dã, hấp dẫn này !

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Rau bồ khoai đậm chất núi rừng Bắc Kan


Nếu một lần ghé thăm Bắc Kan chắc bạn sẽ chẳng thể nào quên được cảnh đẹp thiên nhiên và con người nơi đây. Đặc biệt là những sản vật đặc trưng của núi rừng Bắc Kan trong đó có món rau Bồ Khai.
  
 

 Rau Bồ Khoai thường mọc trên những vùng núi đá cheo leo, ngọn rau giống như cây tầm gửi, thân bám vào những cây gỗ lớn để vươn lên đón lấy cái trong trẻo của ánh sáng và khí trời. Ngọn rau thoạt nhìn giống ngọn mướp hương nhưng mảnh mai hơn và có màu xanh non tơ như lá cành mới nhú. Cũng giống như nhiều loại rau khác, rau bồ khoai mọc xanh tốt nhất là vào mùa xuân. Vào dịp này, ở khắp các phiên chợ vùng cao nơi đây đều có bày bán rau Bồ Khoai.
Rau Bồ Khoai có một mùi vị rất riêng, không thể tìm được sự tương đồng ở bất cứ loại mùi vị nào khác. Mùi vị ấy là sự hòa quyện giữa hương đất rừng, cái thanh khiết của thứ nước mát trong từ nơi ngọn nguồn sông suối với cái khí trong lành, se sắt của tiết trời chớm xuân ở nơi miền núi này. Không thể diễn tả hết bằng lời, chỉ biết rằng, hương vị rau bồ khoai luôn quấn quyện trong nỗi nhớ của người dân Bắc Kạn xa quê. Còn với những du khách một lần được thưởng thức loại rau này sẽ trở thành kỉ niệm không thể phai mờ. 
Bồ Khoai có thể chế biến thành nhiều món như: món phở xào, mì xào hay xào lẫn với thịt bò...hoặc cũng có thể đơn giản chỉ là nhặt sạch phi tỏi thơm trên bếp rồi đổ rau vào xào to lửa là đã có một món rau hấp dẫn, xanh mướt, thơm giòn. Đó là những món ăn người dân Bắc Kạn vô cùng ưa thích. 
Nếu một lần có dịp lên thăm Bắc Kạn, hãy cùng thưởng thức hương vị đặc trưng của rau bồ khoai nhé!

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Miến dong Nà Rì đặc sản dân dã Bắc Cạn


Miến dong Na Rì là đặc sản nổi tiếng của Na Rì- Bắc Cạn. Sợi miến được làm từ bàn tay khéo léo của người dân nơi đây nên giữ nguyên màu sắc tự nhiên vốn có. Sợi miến có màu vàng hoặc trong đục, sợi dai và giòn để lâu cũng không bị nát, đây cũng là nét đặc trưng khiến nhiều người yêu thích món ăn dân dã này.

 

Nhờ sử dụng nguyên liệu sạch, thuần khiết và được chế biến theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để làm ra loại miến thơm ngon này, người thợ phải chọn những củ dong riềng to, đều và ngon. Củ dong riềng được nghiền nát để lấy tinh bột. Hòa tinh bột vào nước và lọc nhiều lần để loại bỏ sạn và tạp chất, giúp cho miến có màu trong. Sau đó người ta quấy chin 1 phần bột dong, trộn với bột sống rồi đem đi tráng bánh đa. Bánh đa được đem đi phơi rồi đưa vào máy để cán thành sợi miến. Khi nấu sẽ cho sợi miến dai, giòn, có hương thơm đặc trưng của củ dong, không bị bở, không có sạn. 
Miến dong Na Rì từ lâu là mặt hàng nông sản truyền thống của một số thôn, xã ở huyện Na Rì- Bắc Kạn. Miến dong được làm thủ công từ những củ dong riềng trồng trên địa bàn huyện Na Rì, với bàn tay khéo léo của những người dân tộc. Sợi miến có màu tự nhiên do không dùng hóa chất.
Miến Nà Rì được rất nhiều người ưa chuộng nhất là nấu, xào với thịt bò, mực ngoài ra bạn có thể xào hoặc nấu với nhiều loại khác như thịt lợn, tôm,... ăn vẫn rất ngon mà vẫn giữ được hương vị của nó.

Bánh hút Lục Ngạn bánh ngon Bắc Giang


Bắc Giang tuy không phải là vùng đất mạnh về du lịch, không có những địa danh du lịch nổi tiếng nhưng bù lại nơi đây lai có một nền ẩm thực hết sức phong phú, với những món ăn, những đặc sản nổi tiếng mà nhiều người biết đến và một trong số đó là bánh hút Lục Ngạn.

 

Loại bánh này được làm từ bột gạo nếp, mật mía và rau cải cay (cải xanh). Bánh được làm cũng rất đơn giản. Rau cải cay rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước, nhào bột gạo nếp với nước lá cải cay sau đó nặn bánh (nặn tròn như bánh trôi), thả bánh vào chảo dầu ăn chiên tới khi vàng đều vớt bánh ra, nhanh tay thả vào nồi mật mía (nồi mật đun nhỏ lửa). Viên bột sẽ tự hút mật căng tròn bên trong. Vớt bánh ra và lăn qua một lớp bột gạo nếp. Bánh có vị ngọt thơm của mật mía hòa quyện với gạo nếp rất thơm ngon. 

Bánh này thường được làm vào dịp tết để tiếp khách và làm quà biếu người thân, với ý nghĩa luôn bao bọc che chở nhau như vỏ bánh, tuy mỏng nhưng không bao giờ để chảy mật ra ngoài.
 

Đặc sản rừng Bắc Kạn - măng vầu


Rừng Bắc Kạn có rất nhiều loại măng như: măng tre, măng trúc, măng nứa, măng mai,... Nhưng nếu nói là đặc sản phải kể đến thứ "măng vầu" hay còn gọi là "măng đắng". Cây măng vầu có sức sinh sôi thật kỳ diệu, cứ đào hết đợt này măng lại lên đợt khác cứ tựa hồ như sấm gọi. Rừng vầu cứ khai thác hết năm này đến năm khác.

 

Cứ đến đầu tháng Chạp âm lịch, khi cơn mưa phùn bắt đầu đổ xuống, người dân trên khắp các bản làng ở Bắc Kạn lại gọi nhau lên rừng đào cái măng non, ríu ran như đi hội. Măng hái đầu mùa bao giờ cũng ngon hơn cuối mùa, từ hương vị đến độ giòn. Vì thế, người ta  thường vào rừng tìm măng khi mùa xuân vừa tới. Ở Bắc Kạn, người ta có thể chế biến măng thành rất nhiều món hấp dẫn. Măng củ (loại măng vầu được đào lên từ trong lòng đất) vốn đặc ruột thì để hầm xương hoặc lạng thành từng lát mỏng và dài để cuốn thịt. Còn với loại măng cái (măng vầu đã lên tai xanh) vì có vị đắng nên muốn ăn được thì phải luộc kĩ với muối sau đó ngâm nước lạnh, phần thân măng thái mỏng xào tỏi, phần áo măng để cuốn thịt răm hấp chín.
Nhưng ngon hơn cả vẫn là món măng luộc chấm mắm tôm chanh ớt. Có thể luộc cả măng củ và măng cái. Người không ăn được đắng có thể ăn loại măng củ luộc, chất non ngọt của củ măng tạo cho món ăn một hương vị dìu dịu, mát ruột và rất dễ ăn. Những người sành ăn măng thì hay chọn ăn loại măng luộc thật đắng. Vì như vậy mới cảm nhận hết được sự thú vị của món ăn này, cái cảm giác đắng, chát cứ mất dần sau mỗi miếng nhai nhẩn nha thay vào đó là cảm giác thoang thoảng ngọt, nhẹ nhẹ cay, rất lạ. Và khi đã ăn một lần đều muốn ăn thêm lần sau.
Theo kinh nghiệm của những người đi hái măng, vào đầu vụ những mầm măng vầu mới nhú còn có vị ngọt xen lẫn vị nhặng nhặng đắng, thế nhưng hễ có tiếng sấm hay bắt đầu từ tháng 2 âm lịch là măng lại chuyển sang vị đắng

 
Ngày xuân, lên với đồng bào Bắc Kạn, trong mâm cơm đón khách, sẽ chẳng thể nào thiếu được món ăn chế biến từ măng vầu. Dù chế biến cách nào, cái món ăn ấy vẫn chất chứa những cái hồn hậu, mộc mạc tinh nguyên của núi rừng.

Hương vị bánh gio Bắc Kạn


Bánh gio đã có ở Bắc Kạn hàng trăm năm. Ở những vùng khác ở miền bắc cũng có nhưng có thể nói bánh gio Bắc Kạn có một hương vi gì đó của núi rừng đồng thời cách thức làm bánh cũng khác nhau chính vì vậy mà không phải ở đâu bạn cũng có thể tìm kiếm được. Bánh gio ở đây có hương vị ngai ngái, nồng nồng nhưng khi ăn vào có vị mát thanh khiết.




















Muốn làm bánh được ngon ta phải bắt đầu từ khâu chọn loại cây đốt thành gio trắng mịn đem hoà với nước vôi có nồng độ thích hợp, quan trọng nhất là khâu thử độ đậm nhạt của nước gio trước khi ngâm gạo. Gạo để gói bánh phải là nếp rẫy vừa dẻo vừa thơm. Lá để gói bánh phải là lá chít bánh tẻ, chỉ có lá chít mới làm cho bánh có mầu vàng sáng và dễ bóc , khi ăn bánh có mùi thơm rất đặc trưng .

Thứ nước mật để chấm bánh được làm bằng đường mía được trồng trên đất cát, canh lên bảo đảm sánh, thơm và có mầu vàng sậm. Bánh gio mịn, dẻo, dai và có vị đậm đặc trưng, mát, lành và để được rất lâu. Trưa hè oi bức bóc chiếc bánh gio chấm mật mới cảm nhận được hết hương vị của đặc sản này.
 

Hương vị đặc trưng tôm chua Ba Bể

Ở Bắc Cạn, ai cũng biết đến món tôm chua Ba Bể. Món ăn này có hương vị rất đặc sắc và có vị ngon đặc trưng, khác hẳn so với tôm chua của các nơi khác. Du khách đến Bắc Kạn mà không được thưởng thức tôm chua Ba Bể thì thật sự đáng tiếc . Hiện nay cứ 5 ngày một phiên tôm chua được bày bán tại chợ Khang Ninh (trên đường du khách vào tham quan hồ Ba Bể) bởi lẽ nó không chỉ là món ăn quen thuộc của đồng bào miền núi nữa mà nó đã được nhiều du khách thập phương biết đến.


 

Tôm Ba Bể con to đều được làm sạch, bỏ râu, để ráo nước. Tỏi ta, ớt chỉ thiên, riềng - ba thứ đập giập băm nhỏ; xôi nếp hoặc thính nếp rang trộn đều với tôm, tỏi, ớt, riềng và men lá rừng; tất cả cho vào hũ đậy kín, để nơi thoáng mát. Sau khoảng 20 ngày, tôm bắt đầu chín, vị thơm dậy rất cuốn hút, màu tôm chua vàng nhạt pha đỏ của ớt, màu trắng của tỏi... Tôm chua có thể chắt nước làm thức chấm khi ăn các món thịt luộc, rau luộc. Có nơi người dân lấy ngọn búp cây Sau sau, rửa sạch, chấm với tôm chua, uống rượu cũng vào nhiều mà ăn cơm cũng rất tốn.
Ở Ba Bể, người ta thường ăn tôm chua với thịt chân giò hoặc ba chỉ luộc kỹ thái mỏng, một đĩa khế chua, nem thính tai lợn, chuối xanh, búp đinh lăng, lá mậy sâu 

Tôm chua Ba Bể khác với tôm chua vùng biển hay xứ Huế với vị ngọt gắt của đường, chua cay nồng nàn của ớt giềng, tôm chua vùng hồ Ba Bể cũng vị ngọt, chua, cay nhưng lại tự nhiên, hương vị ngọt dìu dịu, chua thanh, hơi cay cay nhưng lại rất đậm đà, riêng biệt.
Ngày nay, nghề làm tôm chua, đang có xu hướng phát triển ở vùng hồ Ba Bể. Dọc theo các triền sông, suối người dân lấy tôm về chế biến. Phải là tôm sông mới cho hương vị đậm đà, riêng biệt với các vùng quê khác. Du khách cũng có thể tìm mua một vài hũ tôm chua mang về ăn dần hoặc làm quà biếu người thân .

Nhớ hoài lạp sườn hun khói

Mỗi dịp tết đến xuân về, đã thành thông lệ, cứ đến khoảng 27, 28 tháng Chạp, người dân khắp các bản làng ở Bắc Kạn lại nô nức rủ nhau mổ lợn. Cứ hai, ba nhà chung nhau đụng một con. Thịt để làm nhân bánh chưng, làm các món kho, nướng, quay, luộc… ăn trong mấy ngày tết. Và bao giờ người ta cũng dành ra một ít lòng non, một phần thịt để làm lấy một vài cân lạp xường (có nơi còn gọi là lạp xưởng hay lạp sườn).

 

Để làm nhân lạp xường người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi nạc nhiều, lạp xường sẽ khô, sác; mỡ nhiều, lạp xường sẽ nhão, ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xường là thịt vai. Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt. Và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp xường sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng. 

Sau đó ta nhồi lạp sườn nhồi xong thì đem lạp xường đi phơi nắng cho khô dần. Hoặc đem hong trên gác bếp. Hơi ấm của bếp lửa sẽ làm lạp xường se lại, săn chắc. Lạp xường được nắng, được hơi lửa, cứ ánh lên màu đỏ hồng của thịt nạc xen những đường vân trắng ngà của thịt mỡ trông thật hấp dẫn công việc cuối cùng là đem chiên cho chín sau đó mới thái lát.
Đây là một món ăn khá ngon và đặc biệt nếu dùng nó làm món nhậu thì miễn chê ăn không bị ngấy như các loại Lạp sườn ngọt màu đỏ vẫn dùng để ăn xôi. Lạp xường được làm bằng bàn tay của người Bắc Kạn có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng thêm khoái khẩu.

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Bánh khẩu thuy bản sắc riêng người Tày Bắc Kan

Vào mỗi dịp lễ hội Lồng Tồng, thứ bánh ngon không thể thiếu để dâng lên trời đất, để cúng thần linh cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà là bánh Khẩu Thuy. Bánh tròn như quả trứng chim cút, vàng óng vì được tẩm mật mía, ăn vừa ngọt, vừa thơm, giòn tan nơi đầu lưỡi với hương vị mang bản sắc riêng của người Tày.

  


Để làm được bánh Khẩu Thuy ngon thì cần nhiều thời gia và rất cầu kỳ. Đầu tiên lấy bèo tây đun lên lấy nước, lại lấy cây vông hoa đỏ đốt lên lấy tro. Dùng nước bèo tây và nước tro để ngâm gạo nếp. Ngâm cho gạo nở to rồi đem lên đồ. Khoai sọ cũng đồ lên cùng với gạo nếp, cho thêm một chút rượu vào. Sau khi đồ chín, cho tất cả vào giã. Giã Khẩu Thuy cũng như giã bánh dày. Giã bánh xong, đổ ra một cái mẹt to và cán cho thật mỏng. Chờ cho bánh nguội bớt, se mặt thì đem cắt từng miếng hình quả trám hoặc hình vuông, sau đó đem phơi khô tất cả để chờ đến tết hoặc ngày hội mới đem rang phồng lên. Phải để lửa thật nhỏ để miếng bánh nóng, sau đó mới tăng lửa lên để bánh phồng đều. Một khâu quyết định vị thơm ngọt của bánh chính là tẩm đường cho bánh. 
  
Cứ khi nào có lễ hội Lồng Thồng là món bánh này lại được bày bán rất nhiều để khách thập phương có thể thưởng thức cũng như mua về làm quà biếu cho gia đình bạn bè.

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Rau sắng loại rau rừng nổi tiếng Bắc Kạn


Khoảng tháng Ba, tháng Tư âm lịch người dân vùng cao Bắc Kạn lại tấp nập đi hái những loại rau rừng tươi ngon, xanh mướt và trong đó có một loại rau khá nổi tiếng đó là rau sắng.

 

Không giống như các loại rau khác chỉ cần trồng ngày một ngày hai là được hái lá, rau sắng từ khi trồng đến khi được hái lá lần đầu tiên phải sau ít nhất là 3-5 năm, và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn.

Đây là một loại rau có mầu xanh thẫm, óng ả, ra hết lớp này đến lớp khác và ra nhiều nhất vào tháng Hai, tháng Ba âm lịch hằng năm. Lá rau dùng để nấu canh với thịt hoặc cá. Mùi vị của loại rau này rất đậm đà, chỉ cần một vài cọng cũng đã đủ để nấu bát canh thơm ngon cho bốn người ăn. Những cây rau sắng đực cho những chùm rồng rồng, có thể dùng để nấu canh và ngon hơn nữa là xào với thịt bò.

Cách chế biến các món ăn từ rau sắng cũng khá là đơn giản nếu không có điều kiện để nấu với thịt cá thì có thể nấu suông cũng khá là ngon, chậm rãi nhai kỹ từng chiếc lá nhỏ, thưởng thức thật sâu, thật kỹ vị ngọt, vị bùi khó tả của nó thì mới thấy được hương vị đặc biệt của cây rau sắng và cảm nhận được sự thuần khiết của núi rừng.

Các đặc sản nổi tiếng của Bắc Kạn


Bắc Kạn có rất nhiều món đặc sản ngon, nổi tiếng được nhiều người biết đến như: bánh gio, khâu nhục, miến dong, bánh Coóc Mò... Đến đây bạn đừng quên nếm thử các món ăn này nhé!
  
 


1. Bánh gio Bắc Kạn

Bánh gio đã có ở Bắc Kạn hàng trăm năm. Làm bánh gio cầu kì đòi hỏi người làm phải khéo tay, tinh mắt . Muốn làm bánh được ngon ta phải bắt đầu từ khâu chọn loại cây đốt thành gio trắng mịn đem hoà với nước vôi có nồng độ thích hợp, quan trọng nhất là khâu thử độ đậm nhạt của nước gio trước khi ngâm gạo .

Nếu nước gio đậm quá bánh sẽ chát không thể ăn được, còn nhạt quá sẽ làm bánh nhão. Gio để làm bánh cũng được chế biến từ chất liệu đặc biệt, được nghiền nhỏ rồi lọc từng giọt như pha cà phê phin. Để có đủ gio làm một mẻ bánh phải lọc mất 10 tiếng. Nước gio trong được đun nóng rồi đổ gạo xuống ngâm chừng 7 tiếng là có thể gói được bánh.Gạo để gói bánh phải là nếp rẫy vừa dẻo vừa thơm. Lá để gói bánh phải là lá chít bánh tẻ, chỉ có lá chít mới làm cho bánh có mầu vàng sáng và dễ bóc , khi ăn bánh có mùi thơm rất đặc trưng . Thứ nước mật để chấm bánh được làm bằng đường mía được trồng trên đất cát, canh lên bảo đảm sánh, thơm và có mầu vàng sậm .
Bánh gio ngon là phải mịn, dẻo, dai và có vị đậm đặc trưng, mát, lành và để được rất lâu .Trưa hè oi bức bóc chiếc bánh gio chấm mật mới cảm nhận được hết hương vị của đặc sản này.

2. Miến dong Na Rì

Miến dong Na Rì là đặc sản nổi tiếng của Na RÌ- Bắc Cạn. Sợi miến được làm từ bàn tay khéo léo của người dân nơi đây nên giữ nguyên màu sắc tự nhiên vốn có. Sợi miến có màu vàng hoặc trong đục, sợi dai và giòn để lâu cũng không bị nát, đây cũng là nét đặc trưng khiến nhiều người yêu thích món ăn dân dã này.

Miến dong Na Rì được làm từ cây dong riềng, từ lâu là mặt hàng nông sản truyền thống của một số thôn thuộc xã Côn Minh- Na Rì- Bắc Cạn. Miến dong được làm thủ công từ những củ dong riềng trồng trên đèo Áng Tòong ở độ cao trên 1000 m ,với bàn tay khéo léo của những người dân tộc. Sợi miến có màu tự nhiên do không dùng hóa chất, sợi miến khi nấu có vị dai, giòn và thơm của dong riềng. Từ miến dong có thể chế biến nhiều món ngon và dễ ăn.

3. Khâu nhục

Là món ăn đặc biệt mang đậm tính dân tộc của nhân dân Bắc Kạn. Ai đã một lần được thưởng thức thì khó có thể quên bởi mùi vị của món ăn rất hấp dẫn , không chỉ thơm ngon,béo ngậy mà còn rất bùi .
Món khâu nhục làm cũng lắm công phu, khoai được chọn phải là khoai môn Bắc Kạn, bên trong lòng khoai có vân màu tím . Thịt lợn phải là thịt ba chỉ ngon, luộc sơ qua,dùng tăm tre chọc bì thật kĩ ,tẩm ướp gia vị rồi đem quay, vưa quay vừa quết mật ong cho vàng bì . khoai cũng phải rán vàng . mọi thứ được xếp vào bát, cứ một miếng khoai,một miếng rhịt ,cho nhân được làm bằng thịt, nấm hương, mộc nhĩ ...đã xào lên trên hấp cách thuỷ khoảng 5 tiếng đồng hồ .

Thành phẩm khi xong được cho ra đĩa rất đẹp. Món khâu nhục làm cầu kì nhưng ăn lại rất ngon nên nhân dân Bắc Kạn thường dành vào những dịp đặc biệt như lễ tết, cưới hỏi và vào nhà mới . Chỉ cần thử một chút bạn cũng đủ cảm nhận được hết hương vị của món đặc sản này, vị béo ngậy của thịt, vị thơm của khoai dã hầm bở ... tất cả đều kết tinh trong món ăn. Ngưòi Bắc Kạn rất tự hào vì ngoài đặc sản cơm lam, bánh gio, tôm chua... còn có thêm món khâu nhục và họ không bỏ qua cơ hội để giới thiệu đặc sản của quê hương mình với thực khách gần xa.

4. Bánh Coóc Mò

Làm bánh là tập quán và sở thích của cư dân miền núi, dân tộc Bắc Kạn có rất nhiều loại bánh cả bánh cho ngày thường và bánh làm trong các dịp lễ tết như bánh nếp, bánh sừng bò, sủi dìn, bánh trứng kiến., bánh áp chao...

Coóc mò cũng là một loại bánh được bà con các dân tộc Bắc Kạn hay làm hơn cả. Mới nhìn qua nhiều người nhầm là bánh gio vì hình thức bánh coóc mò cũng giống như vậy . Bánh cũng được gói theo hình chóp nhưng lá gói bánh lại là lá chuối . Bánh coóc mò ăn có vị đậm và thơm bởi được làm từ gạo nếp nương và lạc nhân đỏ . Ăn không ngán vì dễ ăn và mùi vị hợp với nhiều người, bánh coóc mò rất hợp với những bữa điểm tâm buổi sáng. Bóc chiếc bánh xanh rền, ăn dẻo, thơm bạn mới thấy hết ý nghĩa của món bánh này. Nếu ghé Bắc Kạn bạn đừng quên thưởng thức món ăn giản dị mà hấp dẫn này nhé

Những thực phẩm nên ăn trong bữa sáng

Bữa sáng rất quan trọng đối với cơ thể, một bữa sáng hoàn hảo sẽ đem lại cho bạn rất nhiều ích lợi về mặt sức khoẻ cũng như hiệu quả cao trong công việc. Sau một giấc ngủ dài vào buổi tối bạn cần phải nạp năng lượng cho cơ thể bằng một bữa sáng thật ngon miệng. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn nên dùng cho bữa sáng. 

 


1. Bột yến mạch


Chứa nhiều dưỡng chất giúp nuôi dưỡng cơ thể, vì vậy đây là lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng. Yến mạch rất giàu chất xơ nên có thể giúp bạn cảm thấy no suốt ngày. Bột yến mạch cũng giúp giảm cân hiệu quả, giữ vóc dáng
 
2. Trứng



Chứa 13 dưỡng chất thiết yếu, bao gồm protein. Ăn các thực phẩm giàu protein vào bữa sáng có thể giúp bạn tránh được thói quen ăn vặt trong ngày. Đừng ngại ăn lòng đỏ, bởi trong lòng đỏ có nhiều vitamin B giúp bảo vệ trí nhớ, cùng những chất carotenoid, lutein và zeaxanthin tốt cho mắt. Bạn cũng có thể làm cơm rang trứng cho bữa sáng vừa ngon miệng lại bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng.

3. Chuối


Được xem là một trong những thực phẩm dễ tìm và tốt nhất cho bữa sáng. Chuối bổ sung chất xơ, vitamin C và kali giúp nuôi dưỡng cơ thể. Chuối không có natri, nghĩa là loại thực phẩm này có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp.

4. Sữa chua

Cũng như trứng, sữa chua chứa nhiều protein và là loại thực phẩm thích hợp cho bữa sáng. Sữa chua còn bổ sung can xi rất tốt cho xương. Tuy nhiên, nên chọn loại sữa chua nguyên thủy (không tăng cường hương vị) nếu bạn muốn tận dụng hết những lợiích sức khỏe mà nó mang lại. 

5. Trà
Nếu bạn không thích cà phê thì trà có thể là một lựa chọn thay thế cho bữa sáng. Trà chứa chất chống ô xy hóa flavonoid giúp tăng cường hệ miễn dịch và là một tác nhân kháng viêm. Trà xanh, trà đen và trà trắng được chứng minh có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim và tiểu đường, với điều kiện không bỏ thêm quá nhiều đường

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Đặc sản gà không lối thoát

Gà được chọn là loại gà mái tơ nặng khoảng 1,2kg, chưa ôm trứng, thịt dai mềm, ít mỡ. Xôi lá dứa có tẩm nước sốt mặt trong, giòn, dẻo, đậm đà.

Món này có cái tên khá thú vị: “gà không lối thoát”. Gà ta được hấp cách thủy xôi lá dứa bao bọc bên ngoài, chiên trong dầu thật nóng đề tạo lớp xôi chiên giòn bên ngoài. Trong lúc chiên với dầu thật nóng làm cho lượng nước và mùi của gà được tiết ra nhanh thấm vào xôi, tạo ra món ăn hoàn hảo.
Không chỉ độc đáo bởi cái tên, món này thoạt nhìn thôi đã thấy “sướng mắt”. Con gà bị bó trong một bọc xôi chiên khá bự, vàng rộm hấp dẫn.



Xôi chiên vàng ánh, xốp, giòn, phần giòn của xôi chỉ 1 lớp mỏng bên ngoài, phần xôi bên trong phải mềm như lúc chưa chiên. Xôi không được dày nhưng không quá mỏng. Khi bẻ xôi ra thấy rỏ 3 lớp: ngoài cùng vàng giòn, lớp giữa trắng ngọt thơm lá dứa, lớp trong cùng màu vàng nâu thấm gia vị.
Nên sử dụng món này tốt nhất trong vòng 60 phút tính từ lúc chiên xong, sau thời gian này, lớp xôi chiên bị giảm độ giòn, sau 3 tiếng độ giòn không còn. Gà giữ nóng đến 4 tiếng trong hộp chưa khui.



Bọc xôi khi xẻ ra để lộ nguyên một con gà tỏa khói thơm phức. Đó là mùi thơm của thịt gà non quyện với hương xôi nếp nương
Sau khi chiên, nước gà vẫn tiết ra, phần dưới của khối xôi chiên bị mềm nhưng lại thấm nhiều nước ngọt của gà, vô tình có được vị khác của xôi tại chỗ này.
Món gà bó xôi chiên dùng rất đơn giản, dùng tay bẻ xôi, xé gà trên giấy bạc có sẵn, có thể không cần bất kỳ dụng cụ nào. Món ăn mới lạ ngon và mang lại dinh dưỡng bởi vì Gà được hấp cách thủy, vì khi hấp không có quá trình thịt gà bị ngâm lâu trong nước.

Cách đặt cỗ cưới tại nhà tiết kiệm

Sắp tới em sẽ tổ chức đám cưới tại nhà. Vì không có kinh nghiệm nên em rất lo lắng khoản làm cỗ. Anh chị có thể cho em vài lời khuyên được không? Cám ơn anh chị (Hoài Thu).
Ảnh: TVA
Gợi ý cho bạn:

Có hai cách làm cỗ khi tổ chức đám cưới tại nhà, đó là tự nấu cỗ hoặc thuê đội nấu cỗ. Do phong tục truyền thống của người Việt Nam, mỗi gia đình đều có một đội ngũ các bà, các mẹ luôn đảm đương công việc nấu cỗ mỗi khi giỗ, Tết. Nhờ người thân tới nấu giúp không chỉ mang đến bầu không khí ấm áp, thân thiết mà còn giúp cô dâu chú rể tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Cách thứ hai là thuê đội nấu cỗ. Việc này lại tiết kiệm được thời gian và công sức cho gia đình hai bên. Khi thuê dịch vụ, họ sẽ lo trọn gói từ việc đi chợ, nấu nướng tới dọn dẹp sau khi tan tiệc.

Tiệc cưới sẽ tốn một khoản ngân sách lớn. Trong trường hợp cô dâu chú rể được bố mẹ hỗ trợ thì có thể thuê người nấu cỗ để công việc gọn nhẹ. Còn nếu không ngại vất vả và muốn tiết kiệm cho cuộc sống hôn nhân sau này, các cặp đôi có thể chọn cách tự nấu cỗ. Bởi vậy, cô dâu chú rể nên cân nhắc khả năng tài chính và bàn bạc với bố mẹ hai bên để thống nhất khoản cỗ cưới.
ST
Các bác nào có nhu cầu đặt cỗNấu cỗ thuê xin liên hệ:
Công Ty TNHH PTTM Và SX Thành Long
Hệ Thống Nhà hàng thế giới nghiêng 23 độ 5
Đc: P307A, Chung cư An Sinh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0916100590
Hãy đến với dịch vụ nấu cỗ tại nhà, nấu cỗ cưới thuê Thành Long, chúng tôi sẽ làm Quý khách hài lòng với đồng tiền quý khách bỏ ra.
Chúng tôi không ngại đường xa... Hãy nhấc máy gọi ngay!!!

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Thịt trâu , bò gác bếp

Tây Bắc không chỉ có sức hút bởi những khung cảnh thiên nhiên đẹp với đồi trè, rừng hoa đào, mận và những cánh đồng hoa cải trắng vàng rực rỡ.  Những lóc nhà sàn cùng với những dân tộc Thái, Mông. . . với chiếc gùi trên lưng, chính nơi đây là quê hương của những món ăn dân tộc thơm ngon Như thịt Trâu gác bếp, măng khô....


1. Giới thiệu thịt trâu gác bếp tây bắc

Nếu ai đó khi đã được thưởng thức một lần sẽ không bao giờ quên được. Không chỉ ở hương vị tuyệt vời của món ăn, mà còn vì tình cảm chân thành của bà con dân tộc Vùng Tây Bắc gửi gắm vào đó. Cùng  sự hiếu khách của bà con nơi núi rừng Tây Bắc.



Đầu tiên trong món ăn Tây Bắc chúng ta không thể không kể đến là món Thịt trâu gác bếp dân tộc Thái ( Thái Đen ). Là món ăn ngon không chỉ để dùng hàng ngày của bà con mà còn được dùng để biếu, làm quà trong những dịp lễ tết. Được chế biến từ thịt bò tươi ngon, những thớ thịt ngon của những con bò khỏe mạnh được ăn cỏ trên cao nguyên Mộc Châu, những đồng cỏ xanh mát của núi rừng Tây Bắc.

 2.  Cách làm thịt trâu khô gác bếp

Đầu tiên mọi người đi chợ và chọn thịt bò ngon, thịt bò bắp hoặc nạc mông nhưng phải là loại có thớ dài và thịt mịn, không có gân, và là những con bò phải được nuôi thả dông không nấy những con bò nuôi bằng công nghiệp để đảm bảo chất lượng cho món thịt trâu gác bếp
Sơ chế và rửa sạch, sau đó cắt khúc chiều dài khoảng 30- 40cm, thái vuông dạng thỏi vàng.
Ướp gia vị,lưu ý thời gian ướp gia vị tùy thuộc vào thời tiết và tình trạng thịt ta mua. Cho thịt vào 1 cái chậu lợn, cho tỏi tươi, gừng, muối và loại gia vị đặc biệt của đồng bào Người Thái chính là mắc khén " mắc khén có vị cay, vị thơm đặc trưng của vùng Tây Bắc "  thời gian ướp là 3 tiếng.
treo thịt trâu khô trên gác bếp
Cách treo thịt trâu khô trên gác bếp

Chẻ xiên nướng dài như mũi tên, xiên từng miếng thịt vào nhóm lửa bằng củi gỗ. Sau đó treo thịt trâu lên hun khói, khoảng 10-15 ngày, khi miếng thịt trâu gác bếp khô vừa phải.
3. Chế biến thành thịt trâu khô

Có nhiều cách để chế biến món thịt trâu khô. Nhưng với đồng bào nơi đây,  thường được chế biến theo những cách sau:
 Nướng : Lấy thịt trâu hoặc thịt bò gác bếp vùi trực tiếp vào tro nóng thịt sẽ được ủ chín bằng hơi nóng của tro, khoảng 10 đến 15 phút là được, rồi đập sạch tro và đập mềm bằng sống dao hoặc chày và xé nhỏ thành sợi.
 Xào : cho thịt Trâu khô ngâm nước nóng cho đến khi thịt mềm ra, rửa sạch, thái mỏng, xào cùng lá tỏi tươi, cho thêm chút đường, dấm vào và các gia vị: tiêu, ớt theo ý thích có thể ăn với cơm, bún hoặc nhấm rượu.



Hấp chín thịt trâu gác bếp hoặc cho vào lò vi sóng khoảng 5 phút trước khi ăn, thịt mềm dai vừa phải và có màu hồng tươi rất hấp dẫn. Nếu các bạn đồ chúng ta sẽ đồ chừng 15p kể từ khi nước xôi. Sau đó mang ra để nguội dùng chầy đập dập và tước xợi, có thể chộn với 1 ít nước tranh hoặc dấm sau đó chấm với tương ớt sẽ rất tuyệt vời.

4. Cách bảo quản thịt trâu, thịt bò gác bếp

Thịt trâu khô gác bếp thường để được 6 - 7 tháng. Nhưng nếu treo thường xuyên trên bếp có khói thì sẽ để được lâu hơn chừng 1 năm. Càng để lâu, thịt càng đậm đà, thơm ngọt.

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Thịt bò xào táo độc đáo mới lạ


Nguyên liệu :

- 200g thịt bò

- 1 trái táo

- 1/2 trái ớt đỏ

Gia vị: ít thì là, 30ml dầu hào, một ít muối, dầu dùng để chiên.

 Cách làm:

  Rửa sạch thịt bò rồi cắt thành miếng vuông nhỏ chừng 2cm.

 Rửa sạch táo, gọt vỏ rồi cắt nhỏ phần vỏ này, cho vào chung với phần thịt bò. Phần thịt táo bạn bỏ lõi, cắt miếng vuông với kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ miếng thịt bò một chút rồi ngâm vào nước có pha chút muối cho táo khỏi thâm.

Thêm một ít muối và 30ml dầu hào vào, trộn đều để ướp khoảng 10 phút.

   Làm nóng chảo dầu ăn ở lửa vừa và nhỏ, rồi cho thịt bò vào, sau khi thịt đã bắt đầu chuyển màu thì bạn đảo cho thịt chín đều

Sau khi thịt đã chuyển màu đều, bạn vặn lửa lớn, sau đó thêm một ít thì là, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phần thịt táo để chế biến.

Ớt chuông bạn cũng rửa sạch rồi cắt nhỏ. Cuối cùng bạn cho táo và ớt vào xào chung đến khi nào ớt và táo mềm là được.

Trong món thịt bò xào táo này, sở dĩ bạn dùng vỏ táo để ướp chung với thịt vì trong vỏ táo có chứa hàm lượng enzyme giúp thịt bò trở nên mềm ngon hơn. Món thit bò xào táo ăn khá lạ miệng và đưa cơm với vị chua chua ngọt ngọt của táo ăn kèm thịt bò mềm và thơm đượm vị táo. Món này không chỉ đẹp mà còn ngon, bạn cùng thử nhé!

Chúc các bạn ngon miệng với  món ngon từ thịt bò này nhé!

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Thực Đơn Tiệc Tại Nhà

Dich vụ nấu cỗ, nấu cỗ, tiệc tại nhà vẫn là công việc cần thiết đối với mỗi người Việt Nam mỗi khi có việc Cưới hỏi, tân gia, giỗ chạp, liên hoan gia đình, gặp mặt bạn bè… vì nó tạo không khí ấm cúng hơn ăn ngoài nhà hàng, quán xá. Nhưng làm sao để chuẩn bị được những mâm cỗ như vậy khi quỹ thời gian của các bà, các mẹ dần hạn hep do công việc, con cái?

Nắm bắt được nhu cầu trên, Nhà hàng thế giới nghiêng đã đưa vào cung cấp dịch vụ nấu cỗ tại nhà với những ưu điểm sau:

Phục vụ tận nơi dù khách hàng chỉ đặt 1 mâm.
Giá cả phải chăng, chỉ từ 800,000đ/1 mâm.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Phục vụ chuyên nghiệp, trọn gói.
Thực đơn tùy chọn linh hoạt

Nhận nấu cỗ tại nhà theo yêu cầu

Sở hữu một thương hiệu về cơm văn phòng đã và đang được quý khách hàng đón nhận, chúng tôi tự tin vào kinh nghiệm về ẩm thực nói chung và dịch vụ nấu cỗ nói riêng của mình, Qua đó, Nhà hàng thế giới nghiêng hoàn toàn tin tưởng sẽ mang đến cho khách hàng những mâm cỗ, tiệc chất lượng, giúp cho khách hàng có thể thưởng thức những món ăn ngon, đặc sắc, nhanh gọn và đúng như yêu cầu của quý khách mà không phải tốn nhiều công sức nấu nướng chuẩn bị. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tổ chức tiệc cưới tại nhà với nhiều kịch bản, khác nhau…

Không giới hạn số lượng, thời gian, và dù bạn ở bất kỳ nơi đâu trên địa bàn thủ đô Hà Nội Nhà hàng thế giới nghiêng cũng sẵn sàng phục vụ một cách tốt nhất.

Quý khách có nhu cầu đặt tiệc tại nhà, Nấu cỗ , Dịch vụ nấu cỗ tại nhà liên hệ:Công ty Dịch vụ ăn uống Thành Long
Đ/c: P307A, Chung cư An Sinh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện Thoại Đặt Tiệc: 0916100590
                        01656100675
Email: duongmanhhung1051990@gmail.com

Thực đơn tiệc truyền thống

BẢNG GIÁ TIỆC

Thực đơn 1
965.000 VND/mâm /6 người
Khai vị
- Nộp bưởi tôm thịt: 85,000 ₫ /đĩa
Các món chính
- Ba ba rang muối: 300,000 ₫ /đĩa
- Chân giò sốt kem tươi: 135,000 ₫ /đĩa
- Thỏ chiên vừng: 145,000 ₫ /đĩa
- Ngan xào húng quế: 125,000 ₫ /đĩa
- Lặc lè luộc muối vừng: 45,000 ₫ /đĩa
- Canh mọc nấm thả : 65,000 ₫ /bát
- Cơm tám thơm: 20,000 ₫ /bát
- Xôi cốm đậu xanh: 45,000 ₫ /đĩa
_______________________________________
Thực đơn 2
830,000 VND/mâm /6 người
Khai vị
- Nộm đu đủ bò khô: 75,000 ₫ /đĩa
Các món chính
- Gà ta nướng: 200,000 ₫ /con
- Cá diêu hồng hấp xì dầu: 200,000 ₫ /con
- Bò cuộn nấm kim châm : 145,000 ₫ /đĩa
- Khoai lang chiên: 40,000 ₫ /đĩa
- Rau xào ngũ sắc : 40,000 ₫ /đĩa
- Canh măng giả bào ngư: 65,000 ₫ /bát
- Cơm tám thơm: 20,000 ₫ /bát
- Xôi gấc đỗ : 45,000 ₫ /đĩa
____________________________________
Thực đơn 3
1.090.000 VND/mâm /6 người
Khai vị
- Nộp sứa Tứ Xuyên : 75,000 ₫ /đĩa
Các món chính
- Gà hấp lá chanh : 200,000 ₫ /đĩa
- Tôm chiên cốm: 300,000 ₫ /đĩa
- Cá diêu hồng sốt nấm: 200,000 ₫ /con
- Bò chiên kiểu pháp: 145,000 ₫ /đĩa
- Ngọn xu xu xào : 40,000 ₫ /đĩa
- Canh mọc nấm tuyết : 65,000 ₫ /bát
- Cơm tám thơm : 20,000 ₫ /bát
- Xôi nếp Hoàng Phố: 45,000 ₫ /đĩa

______________________________________
Thực đơn 4
1.110.000 VND/mâm /6 người
Khai vị
- Salat rau trộn Đà Lạt : 75,000 ₫ /đĩa
Các món chính
- Gà ta quay mật ong : 200,000 ₫ /đĩa
- Tôm sú bóc vỏ chiên Ngự Thiện : 300,000 ₫ /đĩa
- Cá tầm Nga nướng dân tộc : 215,000 ₫ /đĩa
- Mực tươi chiên bơ : 145,000 ₫ /đĩa
- Cải xanh sốt dầu hào và nấm : 45,000 ₫ /đĩa
- Canh mọc tôm cua : 65,000 ₫ /bát
- Cơm tám thơm : 20,000 ₫ /bát
- Xôi nếp Hoàng phố : 45,000 ₫ /đĩa
_____________________________________

Thực đơn 5
1.450.000 VND/mâm /6 người
Khai vị
- Súp gà ngô nấm : 90,000 ₫ / 6 bát
- Nộp hải sản Thái Lan : 85,000 ₫ /đĩa
Các món chính
- Gà ri rút xương hấp nấm : 300,000 ₫ /con
- Tôm chiên trứng muối : 300,000 ₫ /đĩa
- Cá hồ bỏ lò sốt bơ chanh : 300,000 ₫ /đĩa
- Đà điều lúc lắc khoai tây : 145,000 ₫ /đĩa
- Rau ngũ sắc : 45,000 ₫ /đĩa
- Canh mọc gà nấm tươi: 65,000 ₫ /bát
- Cơm tám thơm : 20,000 ₫ /bát
- Xôi vò hạt sen : 45,000 ₫ /đĩa
Món tráng miệng
- Bánh kem tráng miệng : 60,000 ₫ /đĩa
_____________________________________
Thực đơn 6
1.050.000 VND/mâm /6 người
Khai vị
- Nộp ngũ sắc : 55,000 ₫ /đĩa
Các món chính
- Gà ta hấp lá chanh : 200,000 ₫ /đĩa
- Cá quả chiên Hồng Kong : 225,000 ₫ /con
- Ngan tiềm quả dừa: 165,000 ₫ /đĩa
- Mực ống nhồi tôm thịt : 185,000 ₫ /đĩa
- Khoai lệ phố : 50,000 ₫ /đĩa
- Rau bí xào tỏi : 40,000 ₫ /đĩa
- Canh bóng thập cẩm : 65,000 ₫ /bát
- Cơm tám thơm : 20,000 ₫ /bát
- Xôi trắng ruốc : 45,000 ₫ /đĩa
__________________________________

Thực đơn 7
1.430.000 VND/mâm /6 người
Khai vị
- Salat rau củ quả trộn : 65,000 ₫ /đĩa
Các món chính
- Tu hài nướng mỡ hành: 300,000 ₫ /đĩa
- Cá song hấp tàu xì : 600,000 ₫ /con
- Bò Úc chiên bơ tỏi : 145,000 ₫ /đĩa
- Chân giò hầm đậu Pháp : 120,000 ₫ /đĩa
- Rau ngũ sắc : 45,000 ₫ /đĩa
- Canh hải sản nấu nước dùng trong: 85,000 ₫ /bát
- Cơm tám thơm : 20,000 ₫ /bát
- Xôi chiên : 50,000 ₫ /đĩa
____________________________________
Thực đơn 8
1.080.000 VND/mâm /6 người
Khai vị
- Nộp thập cẩm : 65,000 ₫ /đĩa
Các món chính
- Gà hấp lá chanh : 200,000 ₫ /đĩa
- Cá quả chiên xù : 225,000 ₫ /con
- Tôm chiên Ngự Thiện: 300,000 ₫ /đĩa
- Chân giò chiên giòn : 120,000 ₫ /đĩa
- Ngọn su su xào: 40,000 ₫ /đĩa
- Canh bóng thập cẩm: 65,000 ₫ /bát
- Cơm tám thơm : 20,000 ₫ /bát
- Xôi nếp Hoàng Phố: 45,000 ₫ /đĩa
_______________________________
Thực đơn 9
1.160.000 VND/mâm /6 người
Khai vị
- Nộm đu đủ bò khô: 75,000 ₫ /đĩa
Các món chính
- Gà ta rang muối : 200,000 ₫ /đĩa
- Bắp bò hấp tương gừng : 185,000 ₫ /đĩa
- Cá diêu hồng chiên xù : 200,000 ₫ /con
- Tôm sú nướng tiêu : 300,000 ₫ /đĩa
- Ngô Mỹ chiên bơ : 38,000 ₫ /đĩa
- Rau bí xào tỏi : 40,000 ₫ /đĩa
- Canh măng ngan : 65,000 ₫ /bát
- Cơm tám thơm : 20,000 ₫ /bát
- Bánh giầy quán gánh: 45,000 ₫ /đĩa
_________________________________
Thực đơn 10
1.145.000 VND/mâm /6 người
Khai vị
- Súp lươn Ngũ Vị : 120,000 ₫ / 6 bát
Các món chính
- Thỏ quay Quảng Đông: 155,000 ₫ /đĩa
- Tôm sú nướng phomai: 300,000 ₫ /đĩa
- Cá tầm rang muối: 210,000 ₫ /đĩa
- Bê tái chanh: 135,000 ₫ /đĩa
- khoai môn lệ phố : 50,000 ₫ /đĩa
- Cải làn xào tỏi : 65,000 ₫ /đĩa
- Canh ngao nấu chua : 45,000 ₫ /bát
- Cơm tám thơm : 20,000 ₫ /bát
- Xôi cốm đậu xanh : 45,000 ₫ /đĩa
__________________________________________________ _________________________
Thực đơn 11
965.000 VND/mâm /6 người
Khai vị
- Nộp bưởi tôm thịt : 85,000 ₫ /đĩa
Các món chính
- Ba ba rang muối : 300,000 ₫ /đĩa
- Chân giò sốt kem tươi : 135,000 ₫ /đĩa
- Thỏ chiên vừng : 145,000 ₫ /đĩa
- Ngan xào húng quế: 125,000 ₫ /đĩa
- Lặc lè luộc muối vừng : 45,000 ₫ /đĩa
- Canh mọc nấm thả: 65,000 ₫ /bát
- Cơm tám thơm : 20,000 ₫ /bát
- Xôi cốm đậu xanh : 45,000 ₫ /đĩa

Tiệc tại nhà - Ý tưởng cho những người nội trợ bận rộn
Tiệc tại nhà - ý tưởng cho những người nội trợ bận rộn. Nhà hàng thế giới nghiêng 23 độ 5 chuyên nhận làm tiệc tại nhà, nấu cỗ tại nhà, tiệc sinh nhật, tiệc liên hoan công ty...

Trong cuộc sống thời buổi kinh tế hiện nay mọi người ai cũng vất vả nhiều việc. Vì vậy, vào những ngày cuối tuần nhiều gia đình muốn sum họp với một bữa tiệc tại nhà để ăn uống bên người thân cũng rất tất bật.
Thời gian vừa qua Nhà hàng thế giới nghiêng cũng đã nhận được nhiều lời chia sẻ từ khách hàng sau khi Nhà hàng đến các gia đình và làm tiệc tại nhà.
Sau đây là một chia sẻ của 1 gia đình: "Từ khi tôi mới lập gia đình, lúc đầu rất hăng hái đưa chồng con đến nhà nhau nấu nướng nhưng thật sự không kham nổi. Bởi vì khi tất bật tụ tập cả ngày vào bếp xong chẳng muốn ăn gì nữa. Và chúng tôi chợt hỏi Tại sao không có dịch vụ lưu động làm tiệc tại nhà nhỉ? vừa đỡ vất vả cho người nội trợ, vừa thân tình , vừa tiết kiệm".
Tiệc lưu động tại nhà do Nhà hàng thế giới nghiêng mang lại đã giúp gia đình đỡ vất vả cho người nội trợ mà vẫn giữ được thân tình bên gia đình.
Không dừng lại ở đó thời gian gần đây Nhà hàng nhận được nhiều tin tưởng từ khách hàng nhận làm tiệc tại nhà. 

1 số hình nhả khi anh em đi làm tiệc tại nhà 





hotline : 0916100590 gặp anh hùng 

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Giả Cầy Nấu Kiểu Miền Nam Ngon Lạ

Những ngày mưa, các bạn có món giả cầy ăn thì thật là hấp dẫn, đưa cơm , sau đây là cách chế biến theo kiểu miền nam có 1 chút lạ và độc

Nguyên liệu:

Măng tươi 0,5 kg.
Chân giò heo 2 kg.
Mẻ 300 g (một nửa cho vào ướp thịt, một nửa cho vào sau khi nấu thịt mềm).
Riềng 300 g (2/3 giã lấy nước, 1/3 xắt lát mỏng).
Sả 3 tép.
Muối, đường, bột ngọt, tỏi, hành tím.

Cách làm:

Bước 1: Chân giò nướng cho vàng, cạo sạch lông, chặt khoanh vừa ăn.

Bước 2: Măng tươi luộc cho kỹ qua vài nước, xắt lát 1 cm.

Bước 3: 200 g riềng rửa sạch giã lấy nước, 100 g riềng xắt lát mỏng, mẻ lược lấy nước bỏ xác, hành, tỏi, xả băm nhuyễn, thêm gia vị tạo thành nước ướp.

Bước 4: Ướp chân giò với hỗn hợp trong khoảng 2 tiếng để chân giò ngấm.

Bước 5: Đổ dầu ăn cùng phần chân giò đã ướp với các hỗn hợp vào trong xoong, xào cho săn phần thịt. Sau đó, đổ thêm nước lọc vào, vừa sấp mặt thịt, rồi để lửa vừa, nấu cho đến khi thịt vừa mềm. Cuối cùng cho phần măng tươi và một nửa mẻ còn lại vào xoong, đảo qua đảo lại cho đến khi món ăn sôi lại, nêm nếm cho vừa ăn.

Cuối cùng, múc ra tô, ăn nóng cùng với bún tươi, ngon nhất là bún tươi Thủ Đức. Nên chấm thêm nước mắm (pha thêm bột ngọt, ớt) cho đậm đà.
nguồn : internet